Công trình nghiên cứu Lược vàng

Nghiên cứu của Đại học Ben Gurion,Be'er Sheva, Israel do nhóm tác giả gồm: Ludmila Yarmolinsky, Michele Zaccai, Shimon Ben-Shabat và Mahmoud Huleihel thực hiện. Công trình nghiên cứu được đăng trên Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.

Mô tả thí nghiệm:

- Sau khi lấy cây lược vàng từ vườn ươm nhà kính, nhóm nghiên cứu chuẩn bị chiết suất ethanol và chiết suất aquatic từ lá của cây này đem nghiền nát và ủ ở nhiệt độ phòng trong dung môi thích hợp. Thời gian ủ là 48h. Sau đó, các mô này được ly tâm trong 10 phút với tốc độ 2.000 vòng/phút. Phần nổi phía trên được làm bay hơi bằng máy đông khô.

- Phần còn lại mang hòa tan với ethanol 95% (0,5ml) và pha loãng cho đến khi nồng độ đạt 10 mg/ml. Sau đó, dung dịch được khử trùng bằng cách lọc và pha loãng với môi trường chứa 2% huyết thanh bê sơ sinh cho đến khi đạt nồng độ thích hợp. Các chiết suất được phân loại theo nồng độ tăng dần của metanol: 0%, 20%, 40%, 60%, 80% và 100%.

- Aciclovir (ACV), còn được gọi là acyclovir - một loại thuốc chống virus được chọn làm thuốc kiểm soát dương tính với virus.

- Tế bào được chọn làm vật chủ là tế bào thận khỉ xanh Châu Phi (tế bào Vero).

- Các tế bào này được nuôi cấy trong môi trường Eagle sửa đổi. Môi trường này chứa: 10% huyết thanh thai nhi, 1% glutamine, penicillin 50 U/ml, streptomycin 50 50g/ml và được ủ ở 37 °C trong không khí ẩm có chứa 5% CO2.

- 3 loại [virus herpes] gồm: HSV-1, HSV-2 và VZV được nhân giống trong các tế bào vero.

- Nồng độ của chúng được xác định nhờ vào xét nghiệm mảng bám tiêu chuẩn.

- Nhóm nghiên cứu kiểm tra độc tính các chiết suất của cây lược vàng bằng 3 cách: đếm tốc độ sao chép của tế bào bằng máy do huyết áp Neubauer, quan sát bằng kính hiển vi đảo ngược quang học và xét nghiệm MTT.

Kết quả nghiên cứu:

Chiết suất ethanol của cây lược vàng ức chế hiệu quả sự lây nhiễm HSV-1, HSV-2. Trong khi đó, chiết suất aquatic của loại cây này chỉ ức chế VZV.Chỉ số chọn lọc (độc tính so với hiệu quả) của các chiết suất từ cây lược vàng cao nhưng vẫn thấp hơn so với ACV. Chiết suất có hoạt tính chống virus đạt hiệu quả cao nhất tại thời điểm nhiễm bệnh.